Một vài suy nghĩ về phát triển ICT trong giai đoạn 2016-2020 và hướng đến 2030

Authors

  • Trung Ta Do

Keywords:

suy nghĩ, giai đoạn 2016-2020, hướng đến 2030, tri thức hóa toàn cầu hóa, thông minh hóa, toàn cầu hóa, tiêu chuẩn hóa

Abstract

Công nghệ thông tin và Truyền thông (Information and Communications Technology – ICT) là một hạ tầng cơ sở có vai trò thiết yếu, có đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội. Ngành Viễn thông và Công nghệ thông tin (VT & CNTT) vừa là mũi nhọn kinh tế trong quá trình hội nhập vừa giúp nâng cao dân trí, đồng thời cũng là ngành góp phần đảm bảo quốc phòng an ninh (QP-AN) và trật tự xã hội. Liên tục trong bốn năm gần đây, trong bảng thống kê 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất của Việt Nam (FAST 500[1]) có khoảng 3% thuộc ngành VT & CNTT và là một trong năm ngành có khả năng sinh lời tốt nhất với hệ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE[2]) đạt 0,28÷0,35. Vì vậy ICT Việt Nam càng cần phải có những chuyển biến đột phá, đa dạng hóa dịch vụ và sản phẩm nhằm thúc đẩy phát triển thành công nền kinh tế hội nhập. Theo đánh giá gần đây của các giáo sư nước ngoài, ngành VT & CNTT Việt Nam đang phát triển nhanh hơn so với cả một số quốc gia có trình độ cao hơn và có tiềm năng rất lớn để phát triển hơn nữa trong tương lai.

Chúng ta đang chứng kiến: khủng hoảng kinh tế, chiến tranh, khủng bố toàn cầu, dịch bệnh lan truyền, tội phạm hoành hành cũng như sự tăng trưởng dân số, thay đổi khí hậu, tiến bộ công nghệ,… đã đẩy nhân loại đứng trước những thách thức mới. Và vì vậy, người ta cho rằng tương lai ICT sẽ phải phát triển nhiều KHCN mới để điều khiển trong tương lai một thế giới phức tạp và liên thông tương tác với nhau. Cần tổng hợp sức mạnh của ICT với sự hiểu biết sâu sắc các khoa học phức hợp và xã hội để tìm ra lời giải bền vững và giảm thiểu được những cú sốc xã hội về kinh tế và môi trường.

Việt Nam đã có những tiếp cận ban đầu khi nêu trong định hướng phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2016-2020 là nâng cao hiệu quả Chính phủ điện tử thông qua nền tảng xã hội, di động, sự phân tích và điện toán đám mây (SMAC[3]).

Nhằm dễ nhớ các xu hướng nghiên cứu phát triển và ứng dụng ICT cho giai đoạn 2016-2020 và hướng tới năm 2030, bài viết này ghép chúng thành bốn nhóm nhiệm vụ như sau.

 

Downloads

Published

2017-04-11

Issue

Section

Computer Science